Để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2020 cần ôn tập ra sao?
Sau đây là những lưu ý đối với các học sinh về việc định hướng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nếu muốn đạt kết quả tốt.
- 4 bí quyết giúp sĩ tử “hạ gục” khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia
- Những chú ý khi làm bài trắc nghiệm môn Toán THPT Quốc Gia năm 2020
- “Nguyên tắc vàng” trong ôn thi môn Toán THPT Quốc Gia năm 2020
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những lưu ý giúp thí sinh ôn thi thật tốt và dễ dàng giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nên ôn tập qua những tài liệu nào?
Theo thông tin tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ không công bố đề thi minh họa, khiến nhiều giáo viên và học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia hoang mang, lo lắng, không biết bắt đầu ôn tập từ đâu và như thế nào. Do đó, nếu muốn đạt thành tích cao các thí sinh phải ôn tập qua các đề thi chính thức và đề tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019.
Dự kiến, tỷ lệ về độ khó của các câu hỏi trong đề sẽ không thay đổi. Nội dung kiến thức cơ bản chiếm khoảng 70% và 30% còn lại là câu hỏi đảm bảo độ phân biệt và tính phân hóa trong mỗi đề thi. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu vẫn thuộc chương trình lớp 12 và có một phần nhỏ kiến thức của nội dung chương trình lớp 11.
Thông thường, các câu hỏi của đề thi đều được sắp xếp theo từng nhóm về độ khó, theo thứ tự lần lượt từ dễ đến khó. Thí sinh nên làm bài tuần tự từ trên xuống dưới. Càng về cuối câu hỏi càng khó, đây là những câu hỏi mang tính chất phân loại ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao.
Cho tới thời điểm hiện tại, trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19 các thí sinh nên tự rà soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình THPT, tập trung chủ yếu vào nội dung chương trình lớp 12.
Lưu ý điều gì để đạt kết quả tốt?
Theo giảng viên Trường Trung học phổ thông Sài Gòn cho biết: Để có thể nắm vững tất cả các kiến thức, thí sinh cần phải xây dựng kế hoạch ôn tập với chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, 11.
Thí sinh có thể tự hệ thống hóa kiến thức qua mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi mạch kiến thức với nhau để dễ hình dung, bao quát.
Các thí sinh nên tham gia làm các bài thi thử hay các bài kiểm tra gần với cách thức thi của Kỳ thi THPT Quốc Gia, kết quả của bài làm có thể giúp thí sinh tự đánh giá việc nắm kiến thức, biết chỗ nào còn yếu, còn bị hổng của bản thân để có thể lên kế hoạch ôn tập cho phù hợp.
Tuy nhiên, thí sinh không nên làm dụng quá nhiều vào thi thử, vì thí sinh cần phải có thời gian ôn tập để nâng cao năng lực sau mỗi lần thi thử.
Thi trắc nghiệm cần chú ý điều gì?
Theo thông tin mà Toán cấp 3 cập nhật được, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 26/7 với 4 môn thi trắc nghiệm trong tổng số 5 môn thi. Trong đó, 01 bài thi tự luận: Ngữ Văn và 04 bài thi trắc nghiệm gồm: Toán, Ngoại ngữ và 02 bài thi tổ hợp gồm:
- Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học)
- Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân với thí sinh theo học chương trình Giáo dục THPT; Lịch sử, Địa lý với thí sinh theo học chương trình GDTX).
Mỗi môn thi trắc nghiệm sẽ có thời gian làm bài khác nhau. Riêng môn Toán, thời gian làm bài là 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút, các môn còn lại sẽ làm trong vòng 50 phút. Với lượng kiến thức rộng, bao hàm tất cả chương trình THPT, các thí sinh cần phải chú ý một số điều sau đây:
- Đọc kỹ lời dẫn trong các câu hỏi
- Gạch chân từ khóa của lời dẫn để xác định rõ yêu cầu, tránh nhầm lẫn.
- Chú ý những dạng câu hỏi mà lời dẫn ở thể phủ định.
- Nên nghiên cứu kỹ yêu cầu của từng câu hỏi để tính toán, lập luận, phân tích 4 lựa chọn, nhằm tìm phương án đúng.
- Chỉ có một phương án đúng duy nhất trong 4 sự lựa chọn. Thí sinh cần phải tỉnh táo, đọc kỹ câu hỏi tránh nhầm lẫn.
- Trong quá trình làm bài, thí sinh cần đánh dấu những câu hỏi chưa làm được để quay lại làm tiếp.
- Không nên ra khỏi phòng thi khi chưa hết giờ.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: toancap3.com tổng hợp