Hình học không gian và những điều cần lưu ý
Hình học không gian là phần bài tập dễ “ăn điểm” của môn Toán theo đó các em nên “dắt túi” những phần kiến thức ruột để ẵm trọn được số điểm tuyệt đối trong đề thi.
Phần lý thuyết hình học không gian
Lý thuyết môn toán học không chiếm quá nhiều tuy nhiên để học tốt được môn toán buộc các em phải học tốt phần lý thuyết “ít ỏi” trên. Song hành với việc học lý thuyết các sĩ tử cần hệ thống các kiến thức đóng vai trò then chốt như: Phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng, phương trình mặt cầu, các công thức tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng, từ một điểm đến một đường thẳng, công thức tính góc… Bên cạnh đó, cũng cần ôn tập các kiến thức đóng vai trò bổ trợ: Tính chất hình học thuần túy và tọa độ của các điểm đặc biệt (trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác…), các công thức tính thể tích tứ diện, diện tích tam giác…Để nhớ lâu các kiến thức này, thí sinh nên hệ thống các nội dung bằng cách tự lập bảng tóm tắt.
Các em nên dành nhiều thời gian để làm các đề thi về hình học không gian
Phần bài tập hình học không gian
Học tốt lý thuyết sẽ giúp bổ trợ rất tốt trong phần bài tập, theo đó các em nên học kỹ các phần bài tập lập phương trình mặt phẳng, lập phương trình đường thẳng, lập phương trình mặt cầu… Các bài toán về tính khoảng cách, xét vị trí tương đối, tính góc. Các bài toán tổng hợp về tứ diện, hình chóp…Trong quá trình ôn tập, ngoài việc nắm vững các dạng toán thường cũng cần lưu ý những bài toán nâng cao của phần này. Khi gặp những bài toán nâng cao, thí sinh nên tìm cách quy về dạng “quen thuộc” để giải.
Để quá trình ôn tập đạt được kết quả tốt, các bạn cần chú ý ghi lại những bài toán điển hình, những dấu hiệu đặc biệt để nhận dạng, cần hệ thống kiến thức bằng cách sử dụng bảng biểu, lược đồ…Ngoài ra, việc thay đổi hình thức học tập sẽ tạo cảm hứng và động lực để các bạn tiếp thu bài tốt. Có nhiều hình thức ôn tập để các sĩ tử có thể lựa chọn: vẽ lược đồ tư duy, lập bảng so sánh kiến thức, học nhóm… Khi giải bài tập, thí sinh cần chủ động tìm các đề thi thử, đề thi tham khảo để rèn luyện kỹ năng nhận dạng bài toán. Trước khi làm bài, cần dành thời gian hệ thống lại các phương pháp giải để chọn được cách giải chính xác và nhanh nhất. Để đạt điểm cao ở tất cả các môn trong kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt là môn Toán thì “Học phải đi đôi với hành” chính là bí kíp tạo nên thành công trong mỗi mùa thi.
Nguồn: toancap3.com