Nền giáo dục Việt Nam và Những điều cần phải đổi mới
Giáo dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều vướng mắc, thiếu tính thực tế. Có nhiều thứ trong cuộc sống hầu như không dùng đến vẫn được sử dụng trong chương trình học.
Chính vì việc học lý thuyết quá nhiều về những thứ đó đã khiến Giáo Dục ở Việt Nam đi theo một con đường sai lệch về bản chất. Từ đó dẫn đến sinh viên ra trường có cơ hội việc làm là không nhiều và còn nhiều điều khác. Như GS Đỗ Đức Thái đã nói ” Một đơn vị kiến thức khi đưa vào chương trình học nhất định phải trả lời câu hỏi ‘Để làm gì?’, ‘Nếu bỏ ra có ảnh hưởng gì không?’, nếu câu trả lời là không thì nên bỏ “.
Thay vì chú trọng đến học lý thuyết về những thứ không hữu dụng đó chúng ta hãy nâng cao chất lượng ý thức của học sinh từ khi chúng còn là những đứa trẻ mới biết nói. Ý thức của nhiều người Việt Nam vào lúc này vẫn còn rất kém.
Hãy thay đổi vì con đường chúng ta đang đi bị lệch lạc và hao mòn quá nhiều khiến chúng ta bị rơi vào vũng đầm lầy mà khó kéo lên được.
Những điều chúng ta cần phải thay đổi ngay lúc này là:
Thứ nhất bộ Giáo dục hãy định kiến lại chương trình Giáo dục xem xét kỹ những thứ không hợp lý và lược bỏ nó.
Thứ hai học những điều thực tế trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, tâm lý, thể thao… và cho phép học sinh chọn bất cứ ngành nào mình yêu thích để nâng cao tài năng và tận dụng sự yêu thích rồi sau đó rèn luyện theo phương pháp bài bản chuẩn mực thì cơ hội ra trường có việc làm sẽ lớn hơn và thực tế hơn.
Thứ ba thay đổi từ lý thuyết -> thực hành nhiều hơn để học sinh biết cách vận dụng.
Thứ tư nên cho những điều bổ ích và những điều hay trong cuộc sống nhiều hơn để học sinh biết cách nhìn nhận đúng sai.
Thứ năm không nên đề cao truyền thống quá nhiều sẽ khiến chúng ta không thực sự cố gắng và bị trì trệ.
Thứ sáu luôn luôn hướng đến phương pháp giáo dục tốt nhất có thể để phát triển về mọi mặt, trong đó phải kể đến là ý thức, trách nhiệm, đạo đức và nâng cao trí tuệ phát triển tài năng.
Còn nhiều điều nữa và bộ Giáo dục phải thay đổi nếu muốn đất nước ta lên đến “một chân trời mới” vì nền giáo dục là nền tảng khởi đầu cho sự phát triển con người.