Những trở ngại lớn của học sinh khi học toán lớp 11
Với sự thay đổi về cấu trúc đề thi THPT quốc gia khi xuất hiện cả toán 11 thì việc các em nắm chắc chương trình học này ngay từ đầu chính là một lợi thế.
Phần kiến thức trọng tâm môn Toán lớp 11
Theo cấu trúc đề thi THPT môn toán thì kiến thức lớp 10 chiếm 25-30% và toán 11 chiếm khoảng 20% khối lượng đề thi. Ngoài ra, kiến thức của lớp 11 còn là tiền đề hỗ trợ cho rất nhiều kiến thức lớp 12 như:
- Phần đại số: tổ hợp xác xuất, giới hạn, đạo hàm giải hệ phương trình…hầu hết trong các đề thi mỗi năm đều “quen mặt” với những loại câu hỏi này.
- Phần hình học: lượng giác, đường thẳng, mặt thẳng, vector không gian.
Tất cả những nội dung trên chắc chắn sẽ có mặt và liên quan đến đề thi tốt nghiệp và đại học, nếu học sinh không nắm vững sẽ rất khó khăn để tiếp thu kiến thức toán 12 cũng như đạt được số điểm như mong muốn trong kỳ thi quan trọng của cuộc đời.
Việc ông tập tốt toán 11 giúp các em đạt được số điểm tuyệt đối
Những khó khăn lớn khi học môn toán lớp 11 mà học sinh gặp phải
Môn toán là một môn học mang tính logic, đòi hỏi sự nhanh nhậy cũng như tư duy tính toán cao. Thực chất việc học môn toán không hề quá khó khăn nếu như các em nắm vững các phần kiến thức liên quan Nhưng với những em bị “mất gốc” thì học toán thật sự là một ác mộng lớn, đôi khi khiến các em chán nản, mệt mỏi, bế tắc. Vì thế một trong những cách để các em tìm ra lối thoát cho môn học này là:
- Hệ thống kiến thức toán học các năm trước, bổ sung những kiến thức đã mất từ lớp 8 đến lớp 10
- Tiếp thu những bài toán mới trong chương trình toán lớp 11
- Học dạng toán cơ bản theo từng chủ đề và làm thật nhiều bài tập các dạng bài đó một cách nhuần nhuyễn.
- Các em cần tự tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm giải toán phù hợp với thời gian đã cho.
- Những phần kiến thức khó cần nhờ thầy cô, bạn bè tư vấn, giải đáp.
- Thường xuyên tham khảo, ôn các dạng bài dạng đề qua nhiều kỳ thi để rút ra kinh nghiệm làm bài.
Khi đã “tháo gỡ” được những “nút thắt” trong toán 11 các em sẽ dễ dàng hơn trong việc hệ thống lại kiến thức và có cách ôn tập, chắt lọc bổ sung phần những gì còn thiếu vào những “lỗ hổng”.
Nguồn: toancap3.com