4 bí quyết giúp sĩ tử “hạ gục” khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia
Nếu không muốn gặp khó khăn trong việc ôn tập và đạt kết quả cao đối với khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia các học sinh cần phải bỏ túi 4 bí quyết sau đây.
- Bài thơ giúp nhớ các công thức bảng lượng giác môn Toán hiệu quả
- “Nguyên tắc vàng” trong ôn thi môn Toán THPT Quốc Gia năm 2020
- Để ôn thi THPT Quốc Gia môn Toán hiệu quả không nên bỏ qua 6 điều sau
Để có thể học tốt môn Toán phần hình học không gian chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2020, các em học sinh cần phải nắm vững 4 “bí quyết” mà Toán cấp 3 chia sẻ sau đây:
Tóm tắt
- 1 4 bí quyết giúp sĩ tử “hạ gục” khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia
- 2 Một số phương pháp giải khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia
- 2.1 Dạng 1: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
- 2.2 Dạng 2: Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P)
- 2.3 Dạng 3: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng.
- 2.4 Dạng 4: Chứng minh 3 đường thẳng a, b, c đồng quy.
- 2.5 Dạng 5: Tìm tập hợp giao điểm M của 2 đường thẳng di động a, b.
- 2.6 Dạng 6: Dựng thiết diện của mặt phẳng (P) và một khối đa diện T.
4 bí quyết giúp sĩ tử “hạ gục” khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia
Nắm chắc lí thuyết
Khi ôn thi môn Toán THPT Quốc Gia, phần toán hình học khác với toán đại số, để có thể học tốt môn toán hình học yêu cầu tất cả các học sinh phải nắm vững và học thuộc tất cả các lý thuyết, định lý, định nghĩa…. Những điều này sẽ giúp bạn vẽ được hình, giải quyết được các vấn đề mà bài toán nêu ra.
Nếu bạn không nắm vững lý thuyết, chắc chắn bạn sẽ không vẽ được hình và không thể làm được bài tập. Bên cạnh đó, các em cần phải biết vận dụng vào các bài tập, biến nó thành kĩ năng thì mới có thể nhớ lâu được.
Biết cách tưởng tượng và vẽ hình
Để giải được một bài tập toán hình điều đầu tiên bạn cần phải biết cách vẽ hình, nếu hình vẽ bị sai thì bạn sẽ không thể tìm được đáp án chính xác của đề bài.
Trong khi làm bài, các em cần phải tập cách biết vẽ hình tưởng tượng. Trước đây, môn toán được thi với hình thức tự luận thì phần hình học môn Toán THPT Quốc Gia quy tắc chấm điểm là: Vẽ sai hình thì bài làm sẽ không được tính điểm. Nhưng hiện nay đã chuyển sang hình thức thi tự luận, vì thế các học sinh nên vẽ hình bằng trí tưởng tượng, hạn chế vẽ lên giấy hoặc chỉ cần vẽ minh họa nếu không cần thiết để tiết kiệm thời gian. Nghĩ thì khó nhưng thực tế lại rất dễ nếu bạn thường xuyên luyện tập bằng cách: Vẽ đường nét đứt khi bị khuất, vẽ nét liền khi nhìn thấy. Một lưu ý nhỏ nữa là hãy vẽ hình bằng bút chì, sau đó mới tô lại bằng bút mực; để tránh trường hợp vẽ bút mực ngay từ đầu, bởi khi sai sẽ không thể xóa đi được.
Làm nhiều bài tập
Hình không gian không khó, chỉ cần làm nhiều bài tập và cố gắng ghi nhớ, biết cách học theo các dạng bài khác nhau, không nên học theo kiểu tràn lan, không rõ dạng là có thể dễ dàng đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.
Chọn sách tham khảo
Các bạn nên biết cách chọn sách tham khảo, sách ôn thi THPT Quốc Gia môn Toán năm 2020 sao cho phù hợp, hiệu quả với mình. Những cuốn sách tốt yêu cầu phải có: Tóm tắt lại lí thuyết trong sách giáo khoa và cho ví dụ cụ thể. Có các bài tập được phân dạng và phải có đáp án với lời giải chi tiết rõ ràng.
Tìm bằng được đáp án
Bạn có thể chủ động nhờ thầy cô, bạn bè giải giúp bài tập khi bạn không tìm được hướng giải quyết, đáp án chính xác. Nên hăng hái phát biểu và chữa bài ngay trên lớp để khắc sâu kiến thức và cùng nhau chia sẻ bài tập với các bạn trong lớp, sẽ biết được nhiều dạng bài hay, bởi “học thầy không tày học bạn”.
Và bạn nên đọc lời giải, hướng dẫn bài tập mẫu khi không tìm được câu trả lời, để biết mình sai ở đâu, sai như thế nào và rút ra kinh nghiệm cho những bài có dạng tương tự, không nên không xem đáp án hoặc lời giải khi không làm được bài. Bởi vì đây cũng là một cách làm trong đáp án để học hỏi. Khi không làm được thì cần phải đọc lời giải, sau đó tự trình bày lại theo ý hiểu của mình, biết biến cái đó thành kiến thức của mình.
Nhưng nên hạn chế tránh việc bê nguyên đáp án chép vào vở, nó không chỉ làm cho bạn mất thời gian mà còn không có kiến thức. Bạn sẽ làm tốt những bài tập khác khi biết cách biến kiến thức trong sách thành kiến thức của mình.
Một số phương pháp giải khối hình học môn Toán THPT Quốc Gia
Theo giảng viên Trường Trung học phổ thông Sài Gòn chia sẻ: Khối hình học của môn Toán có rất nhiều dạng, mỗi dạng có rất nhiều cách giải khác nhau. Vì vậy các em cần phải luyện tập và lựa chọn ra cách giải đơn giản, dễ nhớ và phù hợp với bản thân. Ví dụ:
Dạng 1: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
Phương pháp giải: Có 2 cách
Cách 1: Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng đó.
- Điểm chung thứ nhất thường dễ thấy.
- Điểm chung thứ hai là giao điểm của 2 đường thẳng còn lại, không qua điểm chung thứ nhất.
Cách 2: Nếu trong 2 mặt phẳng có chứa 2 đường thẳng song song thì chỉ cần tìm 1 điểm chung, khi đó giao tuyến sẽ đi qua điểm chung và song song với 2 đường thẳng này.
Dạng 2: Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P)
Phương pháp giải:
Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P). Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tìm một mp (Q) chứa a.
- Bước 2: Tìm giao tuyến b của (P) và (Q).
- Bước 3: Gọi: A = a ∩ b thì: A = a ∩ (P).
Dạng 3: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng.
Phương pháp giải: Để chứng minh 3 điểm hay nhiều hơn 3 điểm thẳng hàng ta chứng minh các điểm ấy thuộc 2 mặt phẳng phân biệt.
Dạng 4: Chứng minh 3 đường thẳng a, b, c đồng quy.
Phương pháp giải:
Cách 1: Ta chứng minh giao điểm của 2 đường thẳng này là điểm chung của 2 mp mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba.
- Tìm A = a ∩ b.
- Tìm 2 mp (P), (Q), chứa A mà (P) ∩ (Q) = c.
Cách 2: Ta chứng minh: a, b, c không đồng phẳng và cắt nhau từng đôi một.
Dạng 5: Tìm tập hợp giao điểm M của 2 đường thẳng di động a, b.
Phương pháp giải:
- Tìm mp (P) cố định chứa a.
- Tìm mp (Q) cố định chứa b.
- Tìm c = (P) ∩ (Q). Ta có M thuộc c.
- Giới hạn.
Dạng 6: Dựng thiết diện của mặt phẳng (P) và một khối đa diện T.
Phương pháp giải:
Muốn tìm thiết diện của mặt phẳng (P) và khối đa diện T, ta đi tìm đoạn giao tuyến của mặt phẳng (P) với các mặt của T. Để tìm giao tuyến của (P) với các mặt của T, ta thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Từ các điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của T.
- Bước 2: Kéo dài giao tuyến đã có, tìm giao điểm với các cạnh của mặt này từ đó làm tương tự ta tìm được các giao tuyến còn lại, cho tới khi các đoạn giao tuyến khép kín ta sẽ có thiết diện cần dựng.
Đừng bao giờ tạo áp lực cho bản thân, cho rằng khối hình học không gian môn Toán THPT Quốc Gia rất khó và không thể làm được, mà thay vào đó hãy tạo sự hưng phấn khi học, tìm những phương pháp để giúp mình học tốt hơn! Chúc các bạn thành công!
Nguồn: toancap3.com tổng hợp