Lý thuyết hệ trục tọa độ
Lý thuyết hệ trục tọa độ bao gồm: Trục và độ dài đại số trên trục, Khái niệm Hệ trục tọa độ, tọa độ của một điểm, liên hệ tọa độ một điểm với một vecto…
Tóm tắt
1. Trục và độ dài đại số trên trục
a) Trục tọa độ: Trục tọa độ là một đường thẳng trên đó đã xác định một điểm gốc O và một vec tơ đơn vị [latex]\displaystyle \overrightarrow{e}[/latex]
b) Tọa độ của một điểm: Ứng với mỗi điểm M trên trục tọa độ thì có một số thực k sao cho
[latex]\displaystyle \overrightarrow{{OM}}=k\overrightarrow{e}[/latex]
Số k được gọi là tọa độ của điểm M đối với trục đã cho.
c) Độ dài đại số: Cho hai điểm A,B trên trục số, tồn tại duy nhất một số a sao cho [latex]\displaystyle \overrightarrow{{AB}}=a\overrightarrow{e}[/latex]
a được gọi là độ dài đại số của vectơ [latex]\displaystyle \overrightarrow{{AB}}[/latex] , kí hiệu a = [latex]\displaystyle \overrightarrow{{AB}}[/latex]
Chú ý:
– Nếu vectơ [latex]\displaystyle \overrightarrow{{AB}}[/latex] cùng hướng với vec tơ đơn vị [latex]\displaystyle \overrightarrow{e}[/latex] của trục thì [latex]\displaystyle \overline{{AB}}[/latex] > 0, còn nếu ngược hướng với vec tơ đơn vị thì [latex]\displaystyle \overline{{AB}}[/latex] < 0
– Nếu điểm A có tọa độ trên trục là a và điểm B có tọa độ là b thì
[latex]\displaystyle \overline{{AB}}=b-a[/latex]
2. Khái niệm hệ trục tọa độ
a) Định nghĩa: Hệ trục tọa độ [latex]\displaystyle (0;\overrightarrow{i};\overrightarrow{j})[/latex] gồm hai trục [latex]\displaystyle (0;\overrightarrow{i})[/latex] và [latex]\displaystyle (0;\overrightarrow{j})[/latex] vuông góc với nhau.
O là gốc tọa độ
[latex]\displaystyle (0;\overrightarrow{i})[/latex] là trục hoành
[latex]\displaystyle (0;\overrightarrow{j})[/latex] là trục tung
[latex]\displaystyle \overrightarrow{i}=\overrightarrow{j}=1[/latex]
Mặt phẳng được trang bị một hệ tọa độ được gọi là mặt phẳng tọa độ
b) Tọa độ vectơ
[latex]\displaystyle \overrightarrow{u}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j}[/latex] ⇔ u = (x; y)
hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi các tọa độ tương ứng bằng nhau
[latex]\displaystyle \overrightarrow{u}[/latex] = (x; y) ;[latex]\displaystyle \overrightarrow{{u’}}[/latex] = (x’; y’)
[latex]\displaystyle \overrightarrow{u}=\overrightarrow{{u’}}[/latex] ⇔ x = x’ và y = y’
c) Tọa độ một điểm: Với mỗi điểm M trong mặt phẳng tọa độ thì tọa độ của vec tơ được gọi là tọa độ của điểm M.
[latex]\displaystyle \overrightarrow{{OM}}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j}[/latex] ⇔ M(x;y)
d) Liên hệ giữa tọa độ của điểm và của vectơ:
cho hai điểm A [latex]\displaystyle ({{x}_{A}};{{y}_{A}})[/latex], B [latex]\displaystyle ({{x}_{B}};{{y}_{B}})[/latex]
Ta có [latex]\displaystyle \overrightarrow{{AB}}=({{x}_{A}}-{{x}_{B}};{{y}_{A}}-{{y}_{B}})[/latex]
Tọa độ của vec tơ bằng tọa độ của điểm ngọn trừ đi tọa độ của điểm đầu.
3. Tọa độ của tổng, hiệu và tích của một số với một vectơ
Cho hai vec tơ [latex]\displaystyle \overrightarrow{u}=({{u}_{1}};{{u}_{2}})[/latex], [latex]\displaystyle \overrightarrow{v}=({{v}_{1}};{{v}_{2}})[/latex]
Ta có:
[latex]\displaystyle \overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}=({{u}_{1}}+{{u}_{2}};{{v}_{1}}+{{v}_{2}})[/latex]
[latex]\displaystyle \overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}=({{u}_{1}}-{{u}_{2}};{{v}_{1}}-{{v}_{2}})[/latex]
[latex]\displaystyle k\overrightarrow{u}=(k{{u}_{1}};k{{u}_{2}})[/latex]
4. Tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm của tam giác
a) Tọa độ trung điểm: Cho hai điểm A(xA; yA), B(xB;yB) tọa độ của trung điểm I (xI; yI) được tính theo công thức:
xI = (xA + xB) yI = (yA + yB).
b) Tọa độ trọng tâm: Tam giác ABC có 3 đỉnh A[latex]\displaystyle ({{x}_{A}};{{y}_{A}})[/latex], B[latex]\displaystyle ({{x}_{B}};{{y}_{B}})[/latex]; C[latex]\displaystyle ({{x}_{C}};{{y}_{C}})[/latex]. Trọng tâm G của tam giác có tọa độ:
[latex]\displaystyle {{x}_{G}}=\frac{1}{3}\left( {{{x}_{A}}+{{x}_{B}}+{{x}_{C}}} \right)[/latex]
[latex]\displaystyle {{y}_{G}}=\frac{1}{3}\left( {{{y}_{A}}+{{x}_{B}}+{{y}_{C}}} \right)[/latex]